Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Bệnh viêm gan siêu vi B: dự phòng sớm để bảo vệ trẻ!

Bệnh viêm gan siêu vi B: dự phòng sớm để bảo vệ trẻ!


Nhiều ông bố bà mẹ trẻ còn băn khoăn, mù mờ về việc tiêm dự phòng cho trẻ khi bản thân đã phát hiện nhiễm bệnh viêm gan siêu vi b. thậm chí, có những trẻ sinh ra đến 2 tuổi mới được cha mẹ đưa đi khám bệnh... vì vô tình phát hiện cả hai vợ chồng đều đã mắc phải căn bệnh nguy hiểm này...

Cuộc điện thoại lúc sáng sớm!

Khoảng 7 giờ sáng một ngày cuối tháng 8, một cô bạn gái học chung đại học đã thất thần gọi điện thoại cho chúng tôi để nhờ hỏi giúp các bác sĩ chuyên khoa gan tư vấn về việc tiêm ngừa viêm gan B cho con gái mới sinh. Số là cô bạn sinh bé gái vào lúc 3 giờ sáng tại một bệnh viện (BV) thuộc quận Thủ Đức nhưng trước lúc sinh, được làm xét nghiệm máu mới phát hiện cô đã bị nhiễm viêm gan B. Các bác sĩ tại BV khuyên gia đình nên chích ngừa cho cháu để tránh cho cháu bé nhiễm bệnh với giá thuốc khoảng gần 2 triệu đồng. Lo cho con nhưng để “chắc ăn”, cô gọi cho chúng tôi nhờ tư vấn. Ngay lập tức, chúng tôi bấm máy “cầu cứu” BS quen biết chuyên khoa gan mật dù chắc chắc ông chưa tới giờ đi làm. Sau khi nghe “bệnh cảnh”, ông nói ngắn gọn: “Cho tiêm ngay đi em! Để hết hôm nay mới tiêm là phí tiền vô ích”. Sau đó, bé gái sơ sinh đã được tiêm dự phòng viêm gan B sau hơn 4 giờ chào đời để tránh nguy cơ sau này có thể bị xơ gan, ung thư gan khi tuổi còn trẻ.

Ngoài huyết thanh chống đặc hiệu, trẻ vẫn phải tiêm ngừa viêm gan siêu vi B theo lịch tiêm chủng


Bé trai 15 tháng tuổi tên Ng.A.T (ngụ tại Lâm Đồng) mới được mẹ đưa đến khám tại BV. Nhi Đồng 2 TP.HCM và đã có kết quả xét nghiệm máu dương tính với virút viêm gan B. Mẹ T. vừa ôm con, nước mắt lưng tròng cho biết: “Khổ thân con em! Em mới khám sức khỏe hôm trước thì các BS thông báo mắc bệnh. Đang bàng hoàng không biết vì sao mình lại bị bệnh thì vừa mang kết quả về nhà cho chồng xem, anh ấy đã cúi gằm mặt nhận lỗi!”.

Theo các BS tại BV. Nhi, BV chuyên khoa phụ sản tại TP.HCM, hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ có chồng hoặc vợ, nhiều khi cả hai người nhiễm viêm gan siêu vi B mà không biết cách dự phòng cho bạn đời và cũng không hiểu biết hết cơ chế lây bệnh để tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh, dự phòng sớm cho trẻ ngay từ khi trẻ mới chào đời.

24 giờ vàng!

TS.BS. Trương Bá Trung, Phòng khám Gan Mật BV. ĐHYD TP.HCM, cho biết, thời gian tiêm ngừa cho trẻ vừa sinh ra đời có mẹ nhiễm viêm gan B có thể hơn 24 giờ nhưng tốt nhất là tiêm trước thời gian này. Đây có thể coi như “24 giờ vàng” để tiêm dự phòng cho trẻ. Theo BS. Trung, thông thường tất cả các trẻ sơ sinh sẽ được tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B (và nhiều bệnh khác- PV) và tiêm miễn phí. Tuy nhiên, nếu mẹ bị bệnh viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh. Và tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con đang chiếm tỉ lệ cao nhất (lớn hơn cả lây qua đường truyền máu, quan hệ tình dục cộng lại). Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virút viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỉ lệ lây nhiễm sang con là 10% và nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ thì tỉ lệ lây nhiễm có lên tới 60 - 70%. Nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh thì nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90%. Đáng chú ý, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành. Để hạn chế lây nhiễm và tác động xấu của bệnh cho trẻ, các BS khuyến cáo thai phụ bị viêm gan B nếu không muốn lây sang con thì phải điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai và tiêm phòng cho trẻ ngay sau sinh.

Việc bà mẹ mắc bệnh viêm gan B không ảnh hưởng đến quá trình mang thai cũng như làm bệnh của thai phụ trở nặng thêm. Thai nhi cũng sẽ phát triển bình thường, không bị dị tật. Tuy nhiên, khi bệnh bặng ở giai đoạn III, thai phụ nên cân nhắc việc mang thai vì nguy cơ sinh non.

“Nhiều ông bố, bà mẹ trẻ rất đáng trách khi không biết mình đã mắc bệnh viêm gan siêu vi B nên không có biện pháp điều trị cho bản thân và dự phòng cho trẻ. Vì vậy, nên khám sức khỏe tiền hôn nhân và xét nghiệm trước lúc mang thai để BS có thể tư vấn kịp thời việc phòng ngừa bệnh thai nhi. Không riêng viêm gan B mà còn nhiều bệnh khác nữa!” – một BS BV Phụ sản Hùng Vương cho biết.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tác giả bài viết : Bài và ảnh Tiến Tuân

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Phương pháp điều trị bệnh viêm gan siêu vi B hiệu quả nhất

Phương pháp điều trị viêm gan siêu vi B


Bệnh viêm gan siêu vi B là căn bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Hiện tại phòng khám 12 Kim Mã chúng tôi áp dụng rất nhiều phương pháp và công nghệ tiên tiến trên thế giới để chữa các căn bệnh về gan. Tuy nhiên tùy vào diễn biến của bệnh mà có cách điều trị phù hợp và đạt hiệu quả nhất có thể.

Liệu pháp kháng virus không được khuyến cáo trong giai đoạn viêm gan siêu vi B cấp bởi vì tình trạng nhiễm trùng tự thoái lui ở hấu hết bệnh nhân có triệu chứng.

Trong trường hợp bị bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính có men gan tăng và số lượng siêu vi nhiều thì có chỉ định dùng thuốc ức chế siêu vi (như vậy không phải trường hợp HBsAg (+) nào cũng phải dùng thuốc ngay).


Mục đích trực tiếp của liệu pháp kháng virus là làm giảm sự sinh sản (ức chế HBeAg và HBV DNA trong máu) và cải thiện chức năng gan (ALT và AST về bình thường). Do đó, ngăn ngừa tổn thương và sẹo hóa mô gan, làm ngừng tiến trình đến xơ gan và ung thư gan.



Các nhóm thuốc điều trị bệnh viêm gan siêu vi B được FDA công nhận gồm:


1. Interferon alfa (1992)

2. Lamivudine (1998)

3. Adefovir dipivoxil (2003)

4. Entecavir (2005)

5. PEG-Interferon alfa 2a (2005)

6. Telbivudine (2006)

Xét nghiệm định lượng viêm gan siêu vi B có thể thực hiện mỗi 3 -6 tháng để đánh giá sự đáp ứng với điều trị.Số lượng bệnh viêm gan siêu vi B tốt nhất được thực hiện bằng xét nghiệm Real-time PCR do kỹ thuật này có khỏang dao động rộng từ 100 bản sao/mL đến 109 bản sao/mL.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Uống trà xanh ngừa bệnh viêm gan C

Một nghiên cứu mới đây cho thấy hợp chất flavonoid có trong trà xanh ức chế không cho viêm gan C thâm nhập vào gan.


Theo các nhà nghiên cứu Đức thì chất chống oxy hóa EGCG (epigallocatechin-3-gallate) trong trà xanh có thể dẫn tới một liệu pháp kháng virus phòng chống tái nhiễm viêm gan C sau ghép gan.

Với những bệnh nhân được ghép gan do các biến chứng của virus viêm gan C tình trạng tái nhiễm của gan hiến khỏe mạnh vẫn là một vấn đề đáng quan tâm. Các liệu pháp kháng virus nhắm vào virus viêm gan C trong giai đoạn đầu là rất cần thiết để phòng ngừa tái nhiễm cho gan mới ghép và cải thiện kết quả lâu dài cho bệnh nhân.

Để giải quyết vấn đề then chốt này, tiến sĩ Sandra Ciesek và Eike Steinmann ở Đại học y khoa Hanover, Đức đã nghiên cứu tác dụng của chất EGCG trong phòng ngừa bệnh viêm gan C tấn công các tế bào gan.



Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Nhiễm virus viêm gan B có gây bệnh xơ gan?

Nhiễm virus viêm gan B có gây bệnh xơ gan?



(VTV News)- Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1/3 dân số thế giới bị nhiễm virus viêm gan B (HBV) với khoảng 400 triệu người mang HBV mạn tính (HBsAg dương tính).
Hàng năm, trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu người tử vong do biến chứng của viêm gan virut B mạn tính, xơ gan, ung thư gan và bệnh gan giai đoạn cuối.
Chính vì vậy, bất cứ ai khi kiểm tra biết mình bị nhiễm HBV luôn luôn lo lắng, ăn ngủ không yên, vô hình trung lại là nguyên nhân làm cho bệnh lý tiến triển nặng lên. Thực tế cho thấy, không phải ai nhiễm HBV cũng dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan...

Cần phải làm gì khi nhiễm HBV?

Khi kiểm tra máu phát hiện mình bị nhiễm virus viêm gan B, bạn không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh và nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi cũng như điều trị. Có một điểm cần lưu ý, không phải người nào bị nhiễm viêm gan B cũng sẽ bị bệnh.



Người bệnh cần hạn chế đồ ăn xào nhiều dầu mỡ.

Cần chủng ngừa kịp thời để không lây bệnh viêm gan siêu vi b từ mẹ sang con

Để không lây viêm gan siêu vi B từ mẹ sang con, cần chủng ngừa kịp thời


Hiện em 25 tuổi, em bị viêm gan B từ năm 9 tuổi, sau nhiều năm dùng thuốc, và uống nước sắc chó đẻ, cách đây 1 năm em có đi xét nghiệm lại thì bác sĩ cho biết bệnh không còn phát triển. Tuy nhiên vẫn có dấu hiệu đã từng bị bệnh, và khuyên em nên làm thêm xét nghiệm để xem bệnh có chuyển thành mãn tính chưa, và kết quả là không mãn tính.

Hiện tại giờ em đã có gia đình và muốn có con thì em phải làm những xét nghiệm và tiêm phòng gì? Bệnh này có truyền nhiễm từ mẹ sang con không? Trước, trong và sau khi mang thai em nên tiêm và phòng bệnh như thế nào cho con? Và em đang uống nước sắc chó đẻ thì phải dừng bao lâu thì mới nên có con? Bác sĩ tư vấn giúp em! (Meo luoi)

Ảnh minh họa

- Trả lời BS. LÊ THỊ PHƯỢNG - Phòng mạch online::

Rất tiếc bạn đã không cung cấp đủ thông tin chi tiết về xét nghiệm máu lần sau cùng, nhưng theo những gì bạn cho biết, tôi nghĩ tại thời điểm đó bạn được chẩn đoán nhiễm viêm gan siêu vi B mãn là tình trạng siêu vi gan B vẫn còn trong máu (HBsAg (+)) nhưng siêu vi gan B "đang ngủ", không hoạt động và gần như không hại gì.

Phương pháp điều trị viêm gan B tốt nhất là gì?

Phương pháp điều trị bênh viêm gan b tốt nhất là gì?


Thông qua điều tra chúng tôi phát hiện ra rằng có rất nhiều bệnh nhân do là đã nhiều lần sử dụng các phương pháp điều trị và các loại thuốc không giống nhau nên cuối cùng không thể chữa khỏi, từ đó mà từ bỏ điều trị, làm cho bệnh tình dần dần chuyển biến xấu đi, tính mạng bị đe dọa, chúng ta đều biết các bước phát triển của viêm gan B là từ viêm gan- xơ gan- ung thư gan, nếu như không khống chế kịp thời bệnh tình thì sẽ bị phát triển thành xơ gan và ung thư gan, suy giảm chức năng gan, đối mặt với sự đe dọa của cái chết,Phương pháp tốt nhất để dieu tri benh viem gan b là gì? Phương pháp nào có thể chữa khỏi viêm gan B



Vấn đề về phương pháp tốt nhất để dieu tri benh viem gan b là gì chuyên gia của phòng khám chúng tôi cho biết: quá trình điều trị viêm gan B là một hệ thống hoàn chỉnh, phương pháp điều trị tốt nhất là cần phải có tính khoa học, chuyên nghiệp, quy phạm, điều trị chính xác mới có thể có được hiệu quả điều trị tốt nhất, mới có thể được coi là phương pháp điều trị viêm gan B tốt nhất.

Chế độ ăn cho người nhiễm bệnh xơ gan

Chế độ ăn của người bị bệnh xơ gan

Nên thay bơ động vật bằng bơ thực vật.
Bệnh xơ gan là gian đoạn cuối của các quá trình bệnh lý mạn tính ở gan, với nhiều biến chứng trầm trọng, có thể đe dọa mạng sống. Tuy khó chữa khỏi hẳn nhưng việc phát hiện để điều trị sớm, tránh những lao động nặng nhọc và tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.

Theo Giáo sư Phạm Hoàng Phiệt, Chủ nhiệm Bộ môn Gan, Đại học Y Dược TP HCM, nếu gan bị hư hại, các tế bào gan sẽ dần dần được thay thế bằng chất xơ. Chất xơ được tạo ra ngày càng nhiều sẽ làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc của gan và người ta gọi đó là xơ gan.

Hai nguyên nhân quan trọng nhất gây xơ gan là bệnh viêm gan do virus (đặc biệt là viêm gan B và C) và rượu. Bệnh còn có thể xảy ra khi bị suy tim kéo dài, tắc mật lâu ngày, dùng dài hạn các loại thuốc độc cho gan hoặc do một số bệnh lý rối loạn bẩm sinh của cơ thể… Nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân.

Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không có triệu chứng gì rõ rệt, chỉ cảm thấy mệt mỏi, không làm việc được lâu, chán ăn, buồn nôn và sợ một số thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, có cảm giác đầy bụng sau khi ăn. Đôi khi bệnh nhân thấy đau tức vùng dưới sườn phải. Sự suy giảm chức năng gan xuất hiện khi bệnh tiến triển nặng hơn. Bệnh nhân thấy bụng ngày càng to ra do ứ nước mà người ta gọi là cổ trướng hoặc báng bụng.

Người bị bệnh xơ gan nên ăn uống như thế nào?


- Tuyệt đối không uống rượu.

- Cân đối giữa các thành phần như chất đường, chất béo, chất đạm, rau và trái cây.


- Bệnh nhân bị bụng báng phải hạn chế ăn muối, nước tương, nước mắm, chao và tất cả những thức ăn có vị mặn. Lượng muối natri không vượt quá 1.000 mg mỗi ngày, tương đương khoảng 2,5 g muối ăn.

- Hạn chế ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn bán ngoài hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối và nhiều bột ngọt. Nên nhớ rằng, bột ngọt cũng có nhiều muối natri trong đó.

- Uống khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày.

- Nên tránh ăn mỡ động vật, bơ mà thay bằng dầu hoặc bơ thực vật.

- Người bị bệnh xơ gan có nhu cầu về chất đạm tương tự như người bình thường. Trung bình người lớn cần mỗi ngày khoảng 1 g protein cho mỗi kg cân nặng, nghĩa là một người nặng 50 kg cần khoảng 50 g protein. Những thức ăn có nhiều chất đạm là thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt (chứa 20% protein), cá (20%), trứng (13%), ngũ cốc (10%), sữa (3%). Khi bệnh nhân xơ gan bị lơ mơ hay hôn mê, phải ngưng ăn chất đạm hoàn toàn.

- Rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể và hoạt động của gan.

Để phòng bệnh xơ gan, nên hạn chế uống rượu và tiêm phòng viêm gan B, (cần tiêm sớm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc viêm gan C mãn tính, cần theo dõi định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật.

Sài Gòn Giải Phóng, 9/7

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Hiểm họa từ bệnh viêm gan siêu vi B

Hiểm họa từ bệnh viêm gan siêu vi B

Mọi người thường ít quan tâm đến viêm gan do siêu vi B (HBV) hơn so với viêm gan do siêu vi B (HBV), nhưng thực tế viêm gan siêu vi B nguy hiểm không kém viêm gan siêu vi C.


Ảnh minh họa

Chữa bệnh viêm gan C bằng thảo dược thiên nhiên

Chữa bệnh viêm gan C bằng thảo dược 



Cà chua xanh.
Một hỗn hợp gồm chiết xuất từ cây tầm gửi và cà chua xanh có thể sẽ là phương thuốc quý dành cho bệnh nhân viêm gan C. Liệu pháp này đem lại hy vọng cho những người không còn phản ứng với interferon - thuốc điều trị phổ biến hiện nay.
Cà chua xanh chữa bệnh viêm gan c